Khám phá các phong tục đón năm mới độc đáo của người Nhật

08/01/2016 Japan Airlines

Giống như nhiều quốc gia phương Tây, xứ sở hoa anh đào là đất nước chào đón năm mới theo lịch dương. Tuy nhịp sống hiện đại nhưng tết ở Nhật vẫn thể hiện rõ nét những tinh hoa văn hóa đậm chất Á Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng. Từ các món ăn truyền thống cho đến các hoạt động thường nhật trong ngày tết, tất cả đều chứa đựng nhiều ý nghĩa thú vị sâu xa mà du khách đặt vé máy bay Japan Airlines nên dành thời gian tìm hiểu và khám phá.

Các phong tục đón năm mới đặc trưng ở Nhật

Tổ chức buổi tiệc tiễn năm cũ

Ở đất nước mặt trời mọc, bữa tiệc tiễn năm cũ hay còn gọi là Bounenkai, hiểu nôm na là xua tan đi những khó khăn, vất vả của một năm đã qua, diễn ra vào những ngày đầu của tuần cuối cùng trong năm cũ.

Đối tượng chủ yếu của bữa tiệc là những người đồng nghiệp làm chung cơ quan, công ty. Đây là thời điểm mọi người nhận tiền thưởng cho một năm dốc sức lao động nên họ sẽ chi tiêu thoải mái hơn, vì thế Bounenkai khá hoành tráng.

ve may bay di nhat ban gia re

Tổng vệ sinh toàn diện

Để đón chào các vị thần năm mới mang đến nhiều may mắn thì nhà cửa luôn phải gọn gàng, sạch sẽ. Trước đây, người dân địa phương thường bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa vào ngày 13/12, nhưng hiện nay nhiều gia đình lại đợi đến cận ngày 31/12 mới lên kế hoạch sắp xếp, tổng vệ sinh nhà cửa. Tuy nhiên, các chùa chiền, Thần điện vẫn tổ chức buổi lễ Susuharai linh thiêng vào ngày 13 đúng như mọi năm.

Trang hoàng ngày tết

Sau đợt tổng vệ sinh, mọi người sẽ tiến hành trang trí nhà cửa, thời điểm lý tưởng nhất là ngày 28 hoặc 30, vì số 29 không may mắn và trang trí vào ngày 31 quá sát ngày tết thì bị xem là thất lễ nên người dân Nhật thường tránh trang hoàng vào hai ngày trên. Người ta sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh dày cùng một quả quýt đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà, sử dụng cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo để tạo phúc lành và trang trí shimekazari ngay lối vào nhà có tác dụng bài trừ ma quỷ.

Ăn mì trường thọ Toshikoshi Soba

Việc ăn món mì trường thọ là một thói quen vào đêm giao thừa của người Nhật. Có gia đình ăn mì trường thọ trong bữa tối, nhưng cũng có nhà sau khi dùng bữa tối thịnh soạn mới thưởng thức món mì trong tiếng chuông giao thừa ngân vang. Các ngôi chùa ở từng địa phương sẽ gióng lên 108 tiếng chuông, tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo đạo Phật từ lúc 23 giờ ngày 31/12, kéo dài đến 0 giờ sáng ngày hôm sau.

ve may bay di nhat ban gia ca phai chang

Trao đổi thiệp chúc tết

Thiệp chúc tết đã được hoàn tất vào tháng 12. Đó là những tấm bưu thiếp vẽ hình 12 con giáp sống động hoặc in ảnh gia đình, đính kèm lời chúc năm mới sẽ được gửi đến nhà của người thân và những người đã giúp đỡ mình trong năm qua. Gần đây xu hướng gửi thiệp điện tử qua mạng xã hội tăng lên đã làm giảm số lượng thiệp xuống đáng kể, tuy nhiên, một tấm thiệp viết tay bao giờ cũng đem lại cảm giác ấm áp rất riêng cho người nhận.

ve may bay di nhat ban gia uu dai

Lễ đón năm mới

Vào buổi sáng đầu năm 1/1, các gia đình người Nhật sẽ làm lễ đón mừng năm mới sang. Trước tiên họ uống rượu mừng năm mới để xua đuổi những điều xui rủi và kéo dài tuổi thọ, sau đó là ăn canh bánh dày (món dùng tất cả những thứ được cúng trong bàn thờ tổ tiên đêm giao thừa) và món Osechi điển hình cho ngày tết. Thông thường cả đại gia đình sẽ sum họp ăn uống với nhau, trò chuyện và đọc to các tấm thiệp chúc mừng năm mới.

ve may bay di nhat ban gia huu nghi

Tiền lì xì (Otoshidama)

Otoshidama là khoản tiền mà người lớn để dành cho các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình. Các bạn nhỏ rất hoan hỉ với khoản tiền lì xì mà mình được nhận. Với những gia đình đông con cháu thì sẽ phải chi một khoản tiền lì xì không nhỏ. Nếu tiền lì xì được xếp gọn ghẽ trong một phong bao có hình hoa văn sặc sỡ hay hình nhân vật hoạt hình vui nhọn sẽ khiến trẻ con thích thú hơn.

Thăm Thần điện (Hatsumoude)

Chuyến viếng thăm Thần điện vào ngày đầu năm nhằm cầu mong sự yên bình, hạnh phúc và vận may cho năm đó. Có nhiều người xuất hành từ tối 31/12 và ghé vào Thần điện ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người đến trưa chiều ngày 1/1 mới thong thả đi cầu phúc. Một số địa chỉ Thần điện dành cho du khách mua vé máy bay đi Nhật Bản tham khảo là các Thần điện nổi tiếng ở Asakusa, Kyoto lúc nào cũng có những đoàn người dài nối đuôi nhau tiến vào điện thần.

ve may bay di nhat ban gia mem

Lễ thành nhân

Ngày lễ thành nhân ở Nhật diễn ra vào ngày thứ bai của tuần thứ hai trong tháng 1. Đây là ngày lễ quan trọng để công nhận và chúc mừng các thanh niên nam, nữ Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó. Ngày lễ thành nhân được tổ chức ở các ngôi đền lớn ở mỗi địa phương. Sau ngày này, nhiều người dân bản địa mới thực sự cảm nhận là những ngày tết cuối cùng cũng đã kết thúc và bắt đầu trở lại nhịp sống bận rộn như bình thường.

Hình Ảnh Về Hãng

#

#

#

Facebook

Vé Máy Bay Khuyến Mãi